Mục lục

Gamification - Phương pháp tạo cảm hứng cho nhân viên và xây dựng môi trường làm việc đầy sáng tạo

Gamification - Phương pháp tạo cảm hứng cho nhân viên và xây dựng môi trường làm việc đầy sáng tạo

20.09.2023

Chia sẻ

Mục lục

Sự kết hợp giữa yếu tố thú vị của trò chơi cùng mục tiêu kinh doanh cụ thể có thể giúp nâng cao động lực và hiệu suất của nhân viên, đồng thời tạo ra một không gian làm việc tích cực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về cách gamification có thể áp dụng trong tổ chức, cũng như cách mà nó có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về công việc và đạt được mục tiêu kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu cách áp dụng game hóa có thể làm cho môi trường làm việc của bạn trở nên sáng tạo như thế nào nhé!

Bài viết liên quan

Sự hấp dẫn của gamification thúc đẩy động lực của nhân viên
Sự hấp dẫn của gamification thúc đẩy động lực của nhân viên

Hiểu về thuật ngữ “Gamification”

Gamification là gì? Thuật ngữ này được giải thích là trò chơi hóa, nghĩa là quá trình ứng dụng các yếu tố của trò chơi vào các hoạt động không phải trò chơi, chẳng hạn như làm việc hoặc học tập. Tại văn phòng làm việc, yếu tố gamification có thể khuyến khích sự gắn kết, hài lòng và giữ chân nhân viên. 

Đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều công ty có lực lượng lao động làm việc từ xa và cần tạo ra môi trường làm việc đáng kích thích để giữ chân nhân viên và tạo sự hài lòng. Một gamification hay cũng có khả năng kết hợp đào tạo cùng học tập vào một môi trường vui nhộn. Có thể tạo ra một trải nghiệm học tập tương tác, giúp người học tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, thú vị hơn.

Sử dụng gamification để tăng hiệu suất của nhân viên
Sử dụng gamification để tăng hiệu suất của nhân viên

 Lợi ích trong việc áp dụng gamification vào môi trường làm việc

Lợi ích của việc áp dụng game hóa trong bất kỳ môi trường làm việc nào cũng có thể rất lớn, đặc biệt là khi nó được tích hợp vào quá trình đào tạo nhân viên. Việc thực hiện game hóa trong quá trình đào tạo giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên, còn giúp xây dựng một employee engagement (sự liên kết giữa nhân viên và doanh nghiệp) gắn kết hơn. Tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn về cách gamification có thể tạo ra những lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp, nhân viên trong quá trình làm việc.

Làm cho việc đào tạo, học trở nên thú vị, dễ dàng hơn

Các chiến thuật gamification như việc sử dụng hình ảnh tương tác, đồ họa thông tin, có khả năng giúp mọi người ghi nhớ lượng thông tin nhiều gấp ba lần so với các phương pháp khác. Điều quan trọng hơn, game hóa thúc đẩy sự sẵn lòng học tập của cá nhân thông qua cách học thú vị. Một trong những thách thức lớn khi học là việc làm cho cá nhân quan tâm, tham gia vào nội dung học tập. Trò chơi hóa giúp tạo ra một nhịp độ học tập sáng tạo, cho phép học sinh tương tác với thông tin một cách thoải mái hơn.

Nó giảm căng thẳng cho nhân viên

Gamification đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng cho nhân viên, giúp tạo nên một môi trường làm việc hạnh phúc hơn và tăng hiệu quả công việc. Căng thẳng thường tạo ra một môi trường tiêu cực, dẫn đến sự không hài lòng, bất mãn trong công việc. Sử dụng game hóa trong môi trường làm việc có thể làm giảm căng thẳng và tạo ra sự thoải mái cho nhân viên. Có thể cải thiện đáng kể hiệu suất làm việc của họ, giúp tạo ra kết quả công việc tốt hơn.

Sử dụng gamification để tạo môi trường làm việc tích cực hơn
Sử dụng gamification để tạo môi trường làm việc tích cực hơn

Nó hấp dẫn đối với lực lượng lao động trẻ hơn

Các thế hệ trẻ hiện nay có những mô hình động lực, cách tiếp cận khác biệt đối với việc học tập và phát triển kỹ năng. Đặt ra một thách thức cho việc đào tạo, phát triển lực lượng lao động, cần phải có những phương pháp mới mẻ và phù hợp với phong cách của nhân viên để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh tốt nhất. Gamification cung cấp một giải pháp tự nhiên hiệu quả cho lực lượng lao động trẻ hơn đang trải qua sự thay đổi. Nó tạo ra một môi trường học tập tương tác thú vị, giúp engagement employee tích cực hơn, nhanh chóng phát triển kỹ năng cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn muốn thu hút, duy trì nhân viên thuộc thế hệ Millennials và Gen Z.

Thống kê về thị trường gamification

Theo Báo cáo thị trường Gamification toàn cầu năm 2023 từ công ty Business Research, giá trị thị trường đã tăng từ 14,87 tỷ USD lên 18,63 tỷ USD trong năm ngoái. Cho thấy sự gia tăng đáng kể về sự chấp nhận, áp dụng trò chơi hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo dự báo của MarketsandMarkets, đến năm 2025, thị trường game hóa dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 27,4%, đạt mức 30,7 tỷ USD. Sự gia tăng này chủ yếu là kết quả của tác động tích cực của game hóa đối với sự gắn kết của nhân viên và khả năng sinh lời (ROI). Thậm chí, theo TalentLMS, gần 90% nhân viên cho biết trò chơi hóa đã tạo động lực và tăng hiệu suất làm việc của họ tại nơi làm việc.

Với sự thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh ngày càng tăng, các doanh nghiệp hiện đang nỗ lực để giữ chân và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên. Gamification đã chứng minh khả năng tạo động lực, thúc đẩy hiệu suất làm việc, và do đó, nó trở thành một phần quan trọng trong việc cải thiện văn hóa, lợi nhuận của công ty. Các doanh nghiệp triển khai game hóa có thể thấy sự tăng cường trong nhiệt tình, tự hào của nhân viên đối với công việc của họ, đồng thời duy trì tính cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt.

Thị trường gamification là cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp
Thị trường gamification là cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Các phương pháp cho gamification nội bộ

Trò chơi hóa nội bộ là việc áp dụng các phương pháp, ý tưởng từ trò chơi vào môi trường làm việc để thúc đẩy sự cạnh tranh, đánh bại mục tiêu cá nhân và tổ chức. Nó tận dụng sự công nhận, phần thưởng để tạo động lực lớn hơn cho nhân viên trong việc đạt được các mục tiêu cá nhân và của công ty. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tạo ra một gamification platform nội bộ thành công.

Xác định và đo lường quy trình của bạn

Nếu như mọi người không rõ mục tiêu cuối cùng của họ hoặc không biết cần phải thực hiện những gì để đạt được mục tiêu đó, thì chương trình gamification có thể trở nên vô ích. Steve Sims, phó chủ tịch sản phẩm tại ON24, đã nhấn mạnh rằng game hóa cần phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu kinh doanh và cách để đo lường chúng. Sau đó, bạn cần hiểu rõ về các nhóm nhân viên mà bạn đang làm việc cùng, những gì bạn muốn thúc đẩy họ thực hiện.

Sims nói ủng hộ việc phân tích liên tục để đo lường tiến độ đạt được mục tiêu, đồng thời cung cấp thông tin để phát triển các giải pháp trong tương lai. Mọi thứ đều có thể trở nên lạc hậu nếu không thay đổi, vì vậy giải pháp game hóa cần phải tiếp tục phát triển." Mick Hollison, người từng là chủ tịch của Cloudera, cũng đưa ra quan điểm thêm: "Việc hiển thị một cách trực quan về thứ hạng của nhân viên và các KPI rõ ràng, nhất quán sẽ giúp khích lệ các nhóm đạt được vị trí hàng đầu."

Cung cấp phản hồi nhanh chóng

Hệ thống phản hồi thường xuyên, tức thì thông qua thẻ điểm hoặc các chỉ số tiến độ đối với mục tiêu sẽ cho phép nhân viên điều chỉnh hiệu suất của họ một cách linh hoạt. Mick Hollison, người từng là chủ tịch của Cloudera, chia sẻ quan điểm: "Mọi đội thể thao và trò chơi điện tử đều sử dụng phản hồi ngay lập tức để giúp người chơi cải thiện thành tích của họ." "Các tổ chức sử dụng kỹ thuật gamification cũng nên tận dụng phản hồi theo thời gian thực để thúc đẩy thành công của cá nhân và nhóm." Giúp tạo ra sự động viên, sự cạnh tranh tích cực giữa các nhân viên, đồng thời giúp họ hiểu rõ hơn về hướng cần điều chỉnh để đạt được mục tiêu.

Phản hồi nhanh chóng là bí quyết cải thiện chất lượng làm việc
Phản hồi nhanh chóng là bí quyết cải thiện chất lượng làm việc

Lôi cuốn người tham gia

Charlene Li, giám đốc nghiên cứu tại PA Consulting, chia sẻ quan điểm rằng gamification chỉ thực sự hiệu quả khi nhân viên thực sự quan tâm đến công việc mình đang thực hiện và hiểu rõ tại sao nó quan trọng. Theo cô, cả một hệ thống có giá trị gắn liền với game hóa phải cần được xem xét kỹ lưỡng, cần phải có một khía cạnh xã hội, huy hiệu gắn liền với sự phát triển, sự công nhận bởi người có thẩm quyền hoặc đồng nghiệp của bạn. Các trận đấu, mục tiêu phải đều phải có ý nghĩa, nếu không, bạn sẽ cảm thấy mình giống như một con tốt trên bàn cờ.

Paul Gordon cũng đồng tình với quan điểm này, nhấn mạnh rằng, giống như tất cả các khía cạnh của văn hóa công ty, gama hóa không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, trước khi triển khai hệ thống trò chơi, quan trọng hơn hết là nói chuyện với nhân viên của bạn để hiểu rõ điều gì thúc đẩy họ và phần thưởng nào họ mong muốn.

Tại sao gamification lại hiệu quả?

Charlene Li cho biết, "Trẻ em thích chơi game như một cách để thử thách bản thân và học hỏi." "Trò chơi hóa là vấn đề làm cách nào để bạn thu hút sự chú ý của ai đó tập trung hoàn toàn vào một nhiệm vụ? Làm cách nào để đưa các yếu tố vui chơi trở lại vào việc học để chúng ta chú ý hơn? Mọi người nhận ra rằng đào tạo là quan trọng, nhưng game hóa khiến việc đào tạo trở nên thú vị và hấp dẫn." Aaren Terrett, cựu giám đốc điều hành bán hàng tại O2E Brands, nhấn mạnh rằng gamification đặc biệt hiệu quả đối với đội ngũ nhân viên thuộc thế hệ thiên niên kỷ vì nó liên quan đến mong muốn của họ được hài lòng ngay lập tức.

Terrett nói: "Việc đưa game hóa vào trung tâm bán hàng của chúng tôi đã tăng năng suất, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và tinh thần của nhân viên. Chúng tôi đã tạo ra các cuộc thi với các giải thưởng lớn như sản phẩm của Apple và trả lương cho thời gian nghỉ để khuyến khích các đại lý đạt được mục tiêu."

Tương tự, Paul Gordon của Rymax cho biết họ đã tổ chức các sự kiện kiểu "Cuộc đua vĩ đại nhất" để tạo cơ hội cho các nhân viên cùng hợp sức, khám phá các địa điểm cụ thể và cố gắng đánh bại đối thủ để giành được thưởng. Những hoạt động như vậy không chỉ giúp xây dựng đội ngũ đoàn kết mà còn nâng cao nhận thức về mục tiêu của công ty và mang lại trải nghiệm đáng nhớ cùng với những phần thưởng có giá trị.

Những lý do gamification là công cụ hiệu quả trong quản lý nhân sự
Những lý do gamification là công cụ hiệu quả trong quản lý nhân sự

Những lưu ý khi sử dụng gamification 

Khi áp dụng gamification, có một số lưu ý quan trọng cần xem xét để đảm bảo sự thành công và tránh những hậu quả không mong muốn. 

  • Đầu tiên, bạn cần tạo ra một cảm giác cạnh tranh lành mạnh, nhưng không nên quá cường điệu đến mức khiến nhân viên mất động lực. Steve Sims nhấn mạnh rằng mọi người học ở tốc độ khác nhau, và sự cạnh tranh có thể gây ra tình trạng nản lòng cho những người tiến bộ chậm hơn. Charlene Li cũng đồng tình và cho biết việc sử dụng bảng xếp hạng có thể gây sự không hài lòng nếu chỉ tôn vinh người đứng đầu mà không lưu ý đến những người khác. 

  • Một vấn đề khác cần quan tâm là nguy cơ nhân viên trở nên tự mãn, tự hài lòng với chương trình gamification, dẫn đến sự lười biếng và thoải mái. Mick Hollison lưu ý rằng việc giới thiệu các cuộc thi, phần thưởng mới định kỳ có thể giúp duy trì sự phấn khích, động lực của nhân viên.

  • Steve Sims cũng chia sẻ rằng bạn nên cẩn thận khi sử dụng các phần thưởng bên ngoài như thẻ quà tặng, sản phẩm làm ưu đãi. Mặc dù chúng có thể phù hợp như một phần thưởng đặc biệt, nhưng không nên sử dụng chúng làm động lực chính, vì điều này có thể gửi thông điệp sai về lý do tại sao mọi người nên làm việc tốt. 

Lưu ý quan trọng khi áp dụng gamification trong môi trường doanh nghiệp
Lưu ý quan trọng khi áp dụng gamification trong môi trường doanh nghiệp

Tổng hợp một số ví dụ về gamification

Dưới đây là một số ví dụ về cách bạn có thể áp dụng gamification trong công ty của mình để tạo ra môi trường làm việc sáng tạo và gắn kết hơn:

  • Cuộc thi hóa trang Halloween: Tổ chức một cuộc thi hóa trang trong dịp Halloween, nơi nhân viên có thể tham gia và thể hiện sự sáng tạo của họ. Đánh giá và tặng giải cho các bộ trang phục ấn tượng nhất. Các giải thưởng có thể là thẻ quà tặng mua sắm hoặc voucher du lịch để khuyến khích sự tham gia, tạo niềm vui trong công ty.

  • Cuộc thi nấu ăn mùa hè: Tổ chức một cuộc thi nấu ăn mùa hè, nơi nhân viên có thể tham gia trổ tài nấu các món ăn ngon. Các đội thi sẽ cạnh tranh với nhau để tạo ra các món ăn ngon nhất. Điểm số và thưởng có thể được dựa trên việc đánh giá món ăn, ý tưởng sáng tạo và khả năng làm việc nhóm.

  • Ví dụ về gamification trong nhiệm vụ hàng ngày: Áp dụng kỹ thuật trò chơi hóa vào nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên để tạo thêm phần động lực. Ví dụ, bạn có thể tạo một hệ thống điểm số dựa trên hiệu suất làm việc. Mỗi nhiệm vụ hoàn thành sẽ được đánh giá theo độ khó, quan trọng, và nhân viên sẽ kiếm được điểm tương ứng. Điểm số này có thể được quy đổi thành thẻ quà tặng ăn uống, mua sắm hoặc du lịch.

Ứng dụng hiệu quả của gamification trong đào tạo

Chọn Got It để giúp môi trường làm việc trở nên sinh động

Got It là sự lựa chọn hoàn hảo thực hiện gamification tại Việt Nam tạo nên môi trường làm việc sinh động, động viên nhân viên trong nhiều khía cạnh:

  • Bạn có thể thực hiện game hóa trong quá trình đào tạo nhân viên mới bằng cách tổ chức cuộc thi đố vui. Những câu hỏi liên quan đến công ty sẽ giúp nhân viên tìm hiểu về nơi họ làm việc và cảm thấy hứng thú. Các thẻ quà tặng điện tử Got It có thể trở thành phần thưởng hấp dẫn cho những người chiến thắng.

  • Got It giúp tạo sự kích thích trong các hoạt động sự kiện của công ty. Tùy chỉnh trò chơi hóa cho từng hoạt động cụ thể như vòng quay may mắn trong Year End Party, giật jackpot trong Company Trip, hoặc thẻ cào điện tử nhận quà bất ngờ trong sinh nhật nhân viên. Giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chuẩn bị quà, đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội để thắng thưởng.

  • Thẻ quà Got It là một lựa chọn tuyệt vời để tạo động lực, phát triển nhân viên. Nhân viên có tự do sử dụng thẻ quà này để cải thiện kỹ năng, sức khỏe cá nhân của họ thông qua các dịch vụ như sách nói Fonos, học tiếng Anh với ELSA Speak, tham gia các lớp học tại TED Saigon, tập thể dục hoặc yoga tại Cali Gym & Fitness, và thậm chí là spa tại Seoul Spa.

Giải pháp của Got It giúp người dùng  thiết kế digital marketing gamification thú vị, phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh từ khâu tư vấn, lên ý tưởng, thiết kế, vận hành, cho đến cung cấp quà tặng, báo cáo đối soát. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc triển khai gamification, mà có thể tập trung vào việc chăm sóc nhân viên. Đặc biệt, Got It sẽ giúp bạn quản lý chi phí hiệu quả hơn trong việc tạo ra môi trường làm việc lành mạnh nhất.

Mở cửa khả năng gamification với got it trong doanh nghiệp của bạn
Mở cửa khả năng gamification với got it trong doanh nghiệp của bạn

Gamification là một công cụ mạnh mẽ để tạo cảm hứng cho nhân viên, xây dựng môi trường làm việc đầy sáng tạo. Với sự hỗ trợ của Got It, bạn có thể biến những ý tưởng thú vị thành hiện thực và thúc đẩy sự phấn khích trong tổ chức của mình. Hãy bắt đầu hành trình game hóa của bạn để tạo nên một môi trường làm việc độc đáo, sống động, và tràn đầy sự sáng tạo, giúp bạn thành công trong môi trường làm việc của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp liên hệ để được miễn phí hỗ trợ tư vấn giải pháp. Điền thông tin tại đây hoặc gọi tới Sales hotline: 028 3622 1022

Liên hệ ngay

Giải pháp quà tặng điện tử Got It
Innovative Gifting & Rewards Solution

028 3622 1022
Thời gian làm việc: 9:00 - 18:00 thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày Lễ, Tết