Mục lục

Top 20 chiến dịch marketing thúc đẩy doanh thu doanh nghiệp

Top 20 chiến dịch marketing thúc đẩy doanh thu doanh nghiệp

12.09.2023

Chia sẻ

Mục lục

Đối với các doanh nghiệp, xây dựng chiến dịch marketing là chìa khóa để thúc đẩy doanh thu và phát triển thương hiệu mạnh mẽ. Tuy nhiên, với sự thay đổi không ngừng của hành vi và nhu cầu người dùng, các nhà tiếp thị phải luôn sáng tạo linh hoạt để thu hút sự chú ý, tạo ra giá trị thực sự cho họ. Hãy cùng khám phá những chiến dịch truyền thông thúc đẩy doanh thu mà doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm.

Bài viết liên quan

Gợi ý chiến dịch marketing hiệu quả đã tạo đột phá doanh thu
Gợi ý chiến dịch marketing hiệu quả đã tạo đột phá doanh thu

Chiến dịch Email Marketing

Email marketing là chiến lược tiếp thị qua email để truyền thông về sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng tiềm năng cũng như tương tác với khách hàng cũ. Với tỷ lệ sử dụng email cao đối với cả những người trưởng thành hay các thanh thiếu niên, việc triển khai chiến dịch email marketing đúng cách có thể giúp doanh nghiệp phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng.

Một ví dụ nổi bật về chiến dịch email marketing thành công là của Adidas. Chiến lược của họ được xây dựng cá nhân hóa và sử dụng nội dung động để gửi email riêng biệt đến từng khách hàng, đáp ứng nhu cầu, sở thích cụ thể. Kết quả là Adidas đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, vượt qua cả đối thủ lớn như Nike với mức tăng trưởng ấn tượng. Cách Adidas làm điều này chính là bằng cách xem xét tất cả dữ liệu khách hàng có sẵn, như địa lý, ngôn ngữ, lịch sử mua hàng để đề xuất những sản phẩm phù hợp, sau đó tạo nội dung cá nhân hóa. 

Chiến dịch Content Marketing chất lượng cao

Content marketing (tiếp thị nội dung) là chiến dịch marketing bằng việc tạo và phân phối nội dung hữu ích, có liên quan (như bài đăng trên blog, video, email, bài đăng trên mạng xã hội và infographics) cho đối tượng mục tiêu với mục đích duy trì hoặc tăng sự quan tâm đến thương hiệu. 

Spotify Wrapped là một trong những ví dụ điển hình nhất về việc sử dụng nội dung để marketing. Thông tin được được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu trên hệ thống của họ. Người dùng Spotify rất mong chờ báo cáo Tổng hợp (Wrapped report) sẽ được tung ra vào cuối mỗi năm.

Kể từ năm 2016, công ty đã cung cấp báo cáo thường niên được trực quan hóa dữ liệu cho từng người nghe:

  • Lượng thời gian họ dành để lắng nghe
  • Các nghệ sĩ và thể loại hàng đầu của họ
  • “Tính cách lắng nghe” của họ
  • 100 bài hát hàng đầu của họ

Đó là một chủ đề nóng trên mạng xã hội trong những tuần trước đó. Sau đó, nội dung được chia sẻ rộng rãi vì định dạng câu chuyện bắt mắt. Wrapped là một phần của chiến dịch content marketing trực tuyến nhằm mở ra các cuộc trao đổi kéo dài suốt cả năm. Và mọi người liên tục nói về Spotify.

Content Marketing chất lượng là chìa khóa cho mối quan hệ dài hạn
Content Marketing chất lượng là chìa khóa cho mối quan hệ dài hạn

Chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội (Social media ads)

Hiện nay sử dụng các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram, Twitter và thậm chí LinkedIn cho phép bạn tiếp cận một lượng lớn người dùng trên khắp thế giới. Tùy thuộc vào mục tiêu, ngân sách của bạn, bạn có thể lựa chọn giữa việc sử dụng quảng cáo trả phí hoặc xuất bản nội dung tự nhiên (miễn phí), hoặc kết hợp cả hai. Các chiến dịch marketing truyền thông xã hội có thể đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau. Chúng có thể giúp xây dựng nhận thức về thương hiệu, theo dõi, thu hút lại những người truy cập đã rời bỏ trang web của bạn, cũng như thúc đẩy việc hoàn tất giao dịch của khách hàng, đặc biệt là trong trường hợp giỏ hàng bị bỏ rơi.

Một ví dụ xuất sắc về cách một doanh nghiệp đã tận dụng quảng cáo truyền thông xã hội là Planet Fitness. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi phải tạm ngừng hoạt động, Planet Fitness đã chuyển đổi mô hình kinh doanh của họ bằng cách cung cấp các lớp học hàng ngày trực tuyến trên Facebook Livestream. Giúp duy trì động lực cho khách hàng hiện có, đồng thời thu hút thêm những người mới quan tâm đến phòng tập của họ. Chiến dịch này đã tạo nên sự lan tỏa lớn trong cộng đồng Planet Fitness. Mỗi video miễn phí thu hút hàng nghìn lượt xem và những đánh giá tích cực từ khách hàng trên trang Facebook của họ. Chiến dịch này vừa giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút một lượng lớn khách hàng mới, biến đại dịch thành một cơ hội tiếp thị đáng giá cho công ty.

Chiến dịch tối ưu hóa Website SEO

Tối ưu website (SEO, search engine optimization) được biết đến là chiến dịch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Google, Microsoft Bing hoặc các công cụ khác được mọi người sử dụng tìm kiếm. Mục tiêu của chiến lược là tăng khả năng hiển thị và tăng lượt truy cập vào website doanh nghiệp dựa vào từ khóa tìm kiếm liên quan. 

Một ví dụ rất thành công về việc tối ưu hóa website là trường hợp của OVME, một phòng khám thẩm mỹ y tế. Họ đã tập trung vào việc đơn giản hóa trang web, cải thiện tiêu đề cùng một số yếu tố khác như thẻ alt, đánh dấu dữ liệu có cấu trúc để cải thiện trải nghiệm người dùng và sử dụng từ khóa mà khách hàng tiềm năng có thể sử dụng trong truy vấn tìm kiếm. Kết quả là, trong vòng 3 tháng, lưu lượng truy cập tự nhiên vào trang web của OVME đã tăng lên 10%. Tạo ra sự thúc đẩy đối với thương hiệu mà còn gia tăng đáng kể số lượng đặt phòng trực tuyến, tăng lên hơn 1.000%.

Sử dụng SEO chất lượng trong kỷ nguyên số hóa
Sử dụng SEO chất lượng trong kỷ nguyên số hóa

Chiến dịch Influencer Marketing

Influencer Marketing là chiến dịch marketing sử dụng các thông tin được xác thực từ người có sức ảnh hưởng và đưa vào truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ liên quan trên một số nền tảng như TikTok, Youtube, Facebook…Hiệu quả của chiến dịch này là kết quả của sự hợp tác giữa thương hiệu (brand) và người có ảnh hưởng (influencer). Influencer trong chiến dịch không chỉ là người nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên…) mà còn là những người truyền cảm hứng, được mọi người xung quanh biết đến. 

Một ví dụ thực tế về chiến dịch Influencer Marketing độc đáo là thương hiệu Focallure của Quảng Châu, Trung Quốc. Bằng cách hợp tác với những người có ảnh hưởng trên Facebook, YouTube, Instagram và TikTok, họ đã tạo tiếng vang cho bộ sưu tập mới nhất -  PINKFLASH. Thương hiệu đã gửi sản phẩm tới một nhóm các chuyên gia làm đẹp có ảnh hưởng ở Việt Nam để xem xét và tạo ra những kiểu trang điểm lộng lẫy. Chiến dịch ghi nhận các kết quả ấn tượng như sau 

  • Video trên YouTube của influencer thu hút tới 700.000 lượt xem với tỷ lệ tương tác 8-10%.
  • Kênh Facebook tạo ra 2.000 đến 3.000 lượt tương tác cho các bài đăng kèm hashtag liên quan
  • Instagram và TikTok ghi nhận 70.000 đến 300.000 lượt xem cho mỗi video với lượt thích dao động từ 40%-62%

Chiến dịch giảm giá hấp dẫn và ưu đãi cho khách hàng trung thành

Chiến dịch marketing này là tạo ra các chương trình khuyến mãi như tặng quà, phần thưởng, ưu đãi độc quyền cho những khách hàng trung thành khi có sản phẩm mới hoặc các đợt sự kiện lớn trong năm. Mục tiêu của hình thức này không chỉ thể hiện lòng tri ân mà còn thúc đẩy khách hàng quay lại mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. 

Chương trình Advantage Card của Boots là một ví dụ xuất sắc về chương trình loyalty và marketing hiệu quả. Boots, một nhà thuốc hàng đầu tại Anh với hơn 2.200 cửa hàng, đã nhận thấy tầm quan trọng của dữ liệu khách hàng và loyalty marketing trong sự phát triển của họ. Chương trình này đã tồn tại từ năm 1997 và cho phép khách hàng tích điểm mỗi khi mua sắm tại Boots. Với mỗi 1 bảng Anh chi tiêu, họ được cộng 4 điểm vào Advantage Card, với mỗi điểm có giá trị là 1 penny. Điều này có nghĩa rằng 200 điểm có thể đổi thành sản phẩm trị giá 2 bảng Anh, Chương trình loyalty của Boots sử dụng Open Loyalty Language và theo dõi hoạt động của khách hàng thông qua mã code độc quyền hoặc ứng dụng loyalty. Boots đã thu hút hơn 14,9 triệu thành viên sử dụng Advantage Card và 5 triệu người dùng trên ứng dụng Boots App, chứng tỏ sự thành công của chương trình loyalty này và lợi ích hấp dẫn mà họ mang lại cho khách hàng đã đăng ký.

Chiến dịch giảm giá độc quyền làm quà tri ân cho khách hàng trung thành
Chiến dịch giảm giá độc quyền làm quà tri ân cho khách hàng trung thành

Chiến dịch Video Marketing giới thiệu sản phẩm, dịch vụ

Video marketing là một công cụ mạnh mẽ mà mọi nhà tiếp thị nên sử dụng, đặc biệt khi có đến 2 tỷ người xem video trên YouTube mỗi tháng. Chiến dịch tiếp thị video có khả năng hỗ trợ nhiều mục tiêu khác nhau, từ việc xây dựng nhận thức về thương hiệu cho đến việc thúc đẩy bán sản phẩm hoặc dịch vụ.  Thông qua hình ảnh, âm thanh, và nội dung trực quan, bạn có thể trình bày sản phẩm hoặc dịch vụ của mình một cách thú vị, làm cho thông điệp trở nên hấp dẫn, dễ tiếp thu hơn.

Nếu bạn chưa có cơ hội thưởng thức chiến dịch tiếp thị video mang tính biểu tượng của Million Dollar Shave Club, thì bây giờ là thời điểm thích hợp để làm điều đó. Công ty này đã thực hiện một chiến dịch bán đăng ký dao cạo giá rẻ cho những người đàn ông mà trong mắt chủ sở hữu là những người "chán ngấy với sự độc quyền về dao cạo". Họ quyết định truyền tải thông điệp của mình trong một đoạn video dài 90 giây. Đoạn video đầy trò đùa này ra mắt vào năm 2012 và ngay lập tức đã lan truyền rộng rãi. Chỉ trong vòng 48 giờ, công ty đã nhận được hơn 12.000 đơn đặt hàng. Bốn năm sau, Million Dollar Shave Club được bán với giá 1 tỷ USD, chứng tỏ sự thành công và tầm ảnh hưởng của chiến dịch tiếp thị này.

Chiến dịch SMS Marketing

SMS Marketing, hay còn gọi là tiếp thị qua tin nhắn văn bản là chiến dịch marketing gửi tin nhắn khuyến mãi hoặc thông báo ngắn đến khách hàng. Tương tự như email marketing, SMS marketing cũng được cá nhân hóa nội dung khi gửi đến mỗi khách hàng dựa trên các thông tin họ cung cấp cho doanh nghiệp. 

Dell, thương hiệu cung cấp màn hình và PC lớn nhất thế giới, đã sử dụng chiến dịch SMS Marketing cho việc xác nhận đơn hàng, thông báo cho khách hàng. Cụ thể, Dell sẽ cập nhật đơn đặt hàng và thông báo cho họ về việc giữ thẻ tín dụng. Khách hàng có thể nhanh chóng quay lại trang web để nhập phương thức thanh toán khác hoặc liên hệ trực tiếp với công ty phát hành thẻ tín dụng của họ để giải quyết vấn đề. Với tới 98% tin nhắn SMS được đọc trong vòng 4-6 phút sau khi gửi (so với 22% của email), thương hiệu này có thể giúp khách hàng luôn nắm thông tin về đơn đặt của họ.

Chiến dịch SMS marketing đặc biệt cho khách hàng
Chiến dịch SMS marketing đặc biệt cho khách hàng

Chiến dịch tiếp thị nội dung từ người dùng tạo nên (UGC)

Chiến dịch tiếp thị nội dung do người dùng tạo (UGC, User Generated Content) là một cách mà công ty mời góp sức từ khán giả của mình để tạo ra nội dung thay vì tự tạo nội dung. Mục tiêu là tăng khả năng nhận diện về hình ảnh thương hiệu, tăng sự tin cậy của thương hiệu đến người dùng thông qua thông tin từ người dùng khác. 

Một ví dụ điển hình về chiến dịch UGC là "Thử thách xô nước đá ALS." Chiến dịch này lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, với các video tham gia thử thách thu hút 10 tỷ lượt xem từ hơn 440 triệu người trên Facebook. Điều đặc biệt là nội dung video này không được tạo ra bởi thương hiệu mà bởi con người tham gia. Chiến dịch này của Hiệp hội ALS nhằm truyền bá nhận thức về bệnh thoái hóa thần kinh và quyên tiền. Kết quả cuối cùng chứng tỏ sự thành công của chiến dịch này - số tiền quyên góp cho Hiệp hội ALS tăng gần 2.000%!

Chiến dịch Affiliate Marketing

Chiến dịch Affiliate Marketing là một yếu tố quan trọng để tăng trưởng doanh thu và quảng cáo hiệu quả. Trong thời đại hiện nay, các doanh nghiệp cần hiểu rằng Affiliate Marketing có tiềm năng lớn trong việc thu hút cũng như là duy trì khách hàng. Việc kết hợp Affiliate Marketing với các yếu tố như sự phát triển của mua sắm trực tuyến, tương tác với người nổi tiếng và Influencer đã làm cho loại hình này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Affiliate cũng cung cấp một cách để tương tác tự nhiên với khách hàng, thúc đẩy quyết định mua hàng và cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Đặc biệt còn giúp bạn thu được ROI cao hơn và tạo ra một dòng thu nhập khác.

Founder của ThePointsGuy.com là Brian Kelly, người sở hữu hơn 30 thẻ tín dụng. Brian đã đặt ra một quy tắc cho công ty của mình, đó là: "Nếu họ không chấp nhận thẻ tín dụng, chúng ta sẽ không làm ăn với họ." Brian Kelly bắt đầu trang web và làm việc toàn thời gian, hướng dẫn mọi người cách du lịch chỉ bằng điểm thưởng - những điểm thưởng nhận được từ thẻ tín dụng. Ngày nay, trang web của Brian đã phát triển thành một trang liên kết lớn, quảng cáo về thẻ tín dụng, khách sạn, chuyến bay. Họ có hơn 2,5 triệu người truy cập hàng tháng, và Brian nhận được từ 50 đến 400 đô la mỗi khi có người đăng ký thẻ tín dụng thông qua trang web của mình.

Chiến dịch Affiliate Marketing giúp tăng khả năng bán hàng qua cho doanh nghiệp

Chiến dịch Referral Marketing

Referral marketing, hay còn gọi là tiếp thị giới thiệu là phương pháp quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng mới thông qua giới thiệu. Điều này khuyến khích những khách hàng đam mê và những người ủng hộ thương hiệu giới thiệu trực tiếp đến mạng lưới nội bộ của họ. Việc giới thiệu như vậy thường xảy ra một cách tự phát nhưng doanh nghiệp có thể tác động đến điều này bằng cách xây dựng chiến dịch marketing phù hợp.

Ví dụ về chiến dịch tiếp thị giới thiệu của Lyft cho thấy sự đơn giản nhưng hiệu quả của việc kích thích người dùng mời bạn bè thử dịch vụ thông qua khuyến mãi bằng tiền mặt. Chiến dịch này đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ với số chuyến đi trung bình tăng 28% hàng tháng và sự gia tăng đáng kể trong số lượng người dùng sử dụng tiền thưởng từ chương trình giới thiệu.

Chiến dịch quảng cáo trên Google (Google Ads)

Quảng cáo trên Google là chiến dịch tiếp cận khách hàng khi họ tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ trên công cụ tìm kiếm. Quảng cáo có thể hiển thị bằng kết quả tìm kiếm hoặc hình ảnh trên các website trong hệ thống hoặc đối tác của Google. Hình này không chỉ phù hợp với chiến lược marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn cho các công ty lớn toàn cầu. Do đó, chiến lược này có tính cạnh tranh cao và cần theo dõi kỹ lưỡng khi thực hiện. 

Upwork, một thị trường trực tuyến kết nối người làm việc tự do với khách hàng, đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo PPC hấp dẫn để thu hút khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm dịch giả tự do. Upwork đã sử dụng tiện ích mở rộng quảng cáo để đưa người dùng đến các trang quan trọng như "nó hoạt động như thế nào" và "tìm kiếm nhân tài làm việc tự do". Chiến dịch này của Upwork là một ví dụ xuất sắc về cách tận dụng quảng cáo PPC để tạo sự quan tâm và tương tác từ người dùng, đồng thời thúc đẩy dịch vụ của họ trong thị trường làm việc tự do trực tuyến.

Chiến dịch marketing tăng doanh số bán hàng với Google Ads
Chiến dịch marketing tăng doanh số bán hàng với Google Ads

Chiến dịch tiếp thị đối tác (Partnership Marketing)

Partnership Marketing (tiếp thị đối tác) là sự hợp tác giữa hai công ty hoặc thương hiệu để tiếp cận lượng khách hàng rộng hơn và cùng có lợi cho cả hai bên. Sự hợp tác có thể là giữa thương hiệu và người có ảnh hưởng hoặc giữa hai thương hiệu không cạnh tranh trực tiếp với nhau.

Ví dụ minh họa cho chiến dịch tiếp thị đối tác là sự kết hợp giữa Apple và Mastercard. Khi Apple giới thiệu dịch vụ thanh toán di động Apple Pay, họ có kế hoạch thay đổi cách mọi người thực hiện thanh toán — thay vì sử dụng thẻ tín dụng, họ chỉ cần sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, Apple không có hệ thống thanh toán riêng, vì vậy họ quyết định hợp tác với một công ty thẻ tín dụng đã tồn tại trên thị trường. Do đó, họ đã lựa chọn Mastercard là đối tác của họ và ký kết hợp đồng để tích hợp Apple Pay vào dịch vụ của Mastercard. Nhờ vào sự hợp tác này, Mastercard trở thành công ty đầu tiên cho phép khách hàng thanh toán bằng điện thoại di động hoặc Apple Watch. 

Nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness)

Mục tiêu của chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu cần phải vượt ra ngoài việc chỉ nhận diện thương hiệu hoặc logo. Chiến dịch của bạn cần truyền tải những gì doanh nghiệp của bạn thực hiện, điều gì làm cho bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Nhiều chiến dịch thành công nhất cũng truyền tải giá trị của công ty. Nếu chiến dịch của bạn thành công, mỗi lần người dùng tiếp xúc với thương hiệu của bạn, họ sẽ không chỉ biết bạn bán gì, mà họ còn biết bạn đang kinh doanh gì cùng giá trị mà bạn mang lại.

Một ví dụ tiêu biểu về chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu là của Anheuser-Busch trong đại dịch COVID-19. Nhà máy bia Mỹ này đã điều chỉnh quá trình sản xuất để sản xuất nước rửa tay khi cần thiết. Họ có thể không cố ý làm như vậy để nâng cao danh tiếng thương hiệu, nhưng điều quan trọng là họ đã đặt tình thần cộng đồng lên hàng đầu. Khi nhà máy bắt đầu sản xuất nước rửa tay, các phương tiện truyền thông đã lập tức tạo ra các câu chuyện về điều này. Anheuser-Busch đã tận dụng sự chú ý của giới truyền thông để nhấn mạnh rằng họ đang ở đó để hỗ trợ. Lần tiếp theo khi khách hàng thấy sản phẩm của Anheuser-Busch trên kệ cửa hàng, họ có thể sẽ nhớ cách công ty đã hỗ trợ cộng đồng trong thời gian khó khăn. 

Tạo dấu ấn thương hiệu là cách thức hiệu quả nhất
Tạo dấu ấn thương hiệu là cách thức hiệu quả nhất

Giới thiệu sản phẩm cho khách hàng mới

Thực hiện đúng chiến dịch giới thiệu sản phẩm đòi hỏi việc xác định mục tiêu đúng đối tượng và tạo đủ tiếng vang xung quanh ưu đãi của bạn để kích thích sự quan tâm. Với hơn 60% số người dùng không biết về bất kỳ sản phẩm mới nào gần đây, việc thực hiện các chiến dịch này trở nên vô cùng quan trọng.

Hãy cùng xem ví dụ về cách Robinhood, ứng dụng giao dịch chứng khoán, đã thực hiện một chiến dịch giới thiệu sản phẩm thành công: Khi Robinhood ra mắt ứng dụng giao dịch chứng khoán của họ, họ đã tạo ra một làn sóng hào hứng đáng kể từ khán giả. Một điều đáng chú ý là khán giả đã phải xếp hàng chờ đợi hàng tháng trời để có cơ hội trải nghiệm sản phẩm này. Thứ mà Robin Hood đề xuất đến khách hàng rất đơn giản: Họ cho phép người dùng có quyền truy cập sớm vào sản phẩm mà không mất bất kỳ khoản phí hoa hồng nào cho các giao dịch chứng khoán. Chiến lược này đã tạo ra nhiều sự quan tâm, cuốn hút đối với sản phẩm của Robinhood, giúp họ có một lần ra mắt sản phẩm rất thành công.

Chiến lược quà tặng (Gift marketing)

Gift marketing hay được biết đến là tiếp thị quà tặng, là hình thức sử dụng quà tặng để thu hút sự chú ý cho các hoạt động marketing. Cách thực hành này nhằm cải thiện tỷ lệ tương tác của khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng quà tặng để thể hiện sự tri ân với đối tác hoặc với nhân viên nội bộ, điều này giúp tăng khả năng kết nối và hình ảnh chuyên nghiệp của công ty. 

Tại Việt Nam, Got It là doanh nghiệp chuyên các giải pháp marketing về quà tặng cho khách hàng và đối tác. Đơn vị cung cấp một giải pháp tức thời, tiện lợi, và có thể thiết kế theo yêu cầu. Không chỉ giới hạn ở việc tặng quà, giải pháp này còn tạo ra tương tác thương hiệu mạnh mẽ qua các trò chơi độc đáo như vòng quay may mắn, cào trúng thưởng… Liên hệ ngay Got It nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn! 

Got It là giải pháp quà tặng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn
Got It là giải pháp quà tặng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn

Chiến dịch Video Livestream

Trong thập kỷ qua, tiêu thụ video không hề giảm đi. Tuy nhiên, Live stream đã biến chúng ta từ việc xem video thành việc trực tiếp tham gia và tương tác với nó. Các sự kiện trực tiếp trước đây dành riêng cho các sự kiện quy mô lớn, nhưng hiện nay bất kỳ ai cũng có thể tự mình trực tiếp trên internet. Kể cả các nghệ sĩ nổi tiếng như Yo-Yo Ma và Sam Smith đã tổ chức thành công các buổi biểu diễn trực tuyến. Livestreaming không chỉ giới hạn ở văn bản hay hình ảnh, mà nó còn cho phép tương tác trực tiếp giữa người dẫn chương trình và khán giả, điều này trước đây không thể có trước đại dịch.

Ví dụ về HKTVmall, một nền tảng mua sắm trực tuyến tại Hồng Kông, đã thấy tăng trưởng đáng kể trong doanh thu quảng cáo sau khi áp dụng chiến lược livestream từ tháng 7 năm trước. Ngoài ra, Apple đã tổ chức các sự kiện trực tiếp của họ trong nhiều năm và luôn thu hút sự chú ý tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu trực tuyến (WWDC) 2021.

Chiến dịch Remarketing

Thống kê cho thấy 96% khách truy cập của bạn rời trang web mà chưa thực hiện mua sắm, và 49% khách truy cập quay lại trang web 2-4 lần trước khi thực hiện giao dịch. Đừng bỏ lỡ cơ hội giữ lại những khách hàng quý báu này. Remarketing giúp bạn theo dõi người dùng từ trang web này sang trang web khác để thu hút họ quay lại trang web của bạn. Remarketing giúp bạn xây dựng nhận thức về thương hiệu trong giai đoạn đầu của quá trình mua sắm. Việc thiết lập quan hệ này với khách truy cập sớm sẽ đưa họ quay lại khi họ đã sẵn sàng mua sắm. Còn giúp bạn tạo thông điệp tùy chỉnh để thu hút khách hàng truy cập lại trang web của bạn và hoàn tất giao dịch. 

Nike xuất sắc đứng đầu danh sách ví dụ về các chiến dịch marketing hiệu quả, đặt biệt là remarketing. Sau khi khách hàng tìm kiếm một đôi giày chạy bộ mới trên trang web của Nike, sẽ trải qua một loạt ví dụ về tiếp thị lại. Ví dụ về quảng cáo tiếp thị lại này cho phép khách hàng thấy một số đôi giày thể thao "được đề xuất cho tôi" dựa trên hoạt động trước đó của khách hàng trên trang web của Nike. Họ cũng đã tích hợp nút kêu gọi hành động (CTA) để hướng khách hàng trở lại trang web của Nike và hoàn tất việc mua sắm. 

Chiến dịch quan hệ công chúng (PR)

Chiến dịch PR (quan hệ công chúng) là hình thức truyền thông xây dựng mối quan hệ với công chúng, nhằm duy trì hình ảnh tích cực, tạo độ tin cậy và tạo sự quan tâm từ khách hàng. Một chiến dịch PR có vai trò xây dựng độ nhận diện thương hiệu trong lĩnh vực qua các phương tiện truyền thông thứ ba như truyền hình, báo chí, … 

Dưới đây là một ví dụ về chiến dịch PR hiệu quả của Vntrip.vn, hệ thống đặt khách sạn, vé máy bay, tour du lịch giá rẻ của doanh nhân thế hệ 8X Lê Đắc Lâm. Thương hiệu đã thực hiện tuyến bài PR về hình ảnh thương hiệu, khẳng định đây là một Startup hàng đầu Việt Nam về du lịch trên các trang báo uy tín như CafeF, Dân trí, Soha. Kết quả, các bài PR ghi nhận hơn 20.000 lượt đọc (tính tới hết tháng 11/2017), tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và tạo độ phủ lớn cho thương hiệu. 

Chiến dịch tiếp thị du kích (Guerrilla Marketing)

Guerrilla Marketing (tiếp thị du kích) là hình thức thúc đẩy sự quảng bá để nâng cao nhận thức về thương hiệu doanh nghiệp, qua các phương pháp độc đáo được thiết kế để gợi lên sự ngạc nhiên, bất ngờ, chú ý. Đến này, loại hình này ghi nhận những chiến dịch marketing độc đáo từ các thương hiệu lớn như Coca-Cola, McDonald’s, Frontline, Frontline… 

Trong đó, chiến dịch “Vượt qua đường dành cho người đi bộ MacFries” của McDonald’s là ví dụ tiêu biểu . Hình thức thực hiện là lối băng qua đường của McDonald’s được sử dụng thông minh và sáng tạo với hình ảnh mặt hàng thức ăn nhanh phổ biến nhất của họ. Đó là một ý tưởng đơn giản nhưng thu hút sự chú ý và chắc chắn người đi bộ, người đi xe đạp, người lái xe và hành khách về thương hiệu đồ ăn nhanh này. 

McDonald’s với chiến dịch tiếp thị du kích ấn tượng
McDonald’s với chiến dịch tiếp thị du kích ấn tượng

Marketing không chỉ là về việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn là về việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Hãy tìm hiểu thật kỹ về khách hàng để tạo chiến dịch marketing phù hợp với mong muốn của họ, từ đó có cơ hội tăng khả năng chuyển đổi cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn về các giải pháp tăng trải nghiệm khách hàng, liên hệ Got It ngay để trao đổi chi tiết!

Doanh nghiệp liên hệ để được miễn phí hỗ trợ tư vấn giải pháp. Điền thông tin tại đây hoặc gọi tới Sales hotline: 028 3622 1022

Liên hệ ngay

Giải pháp quà tặng điện tử Got It
Innovative Gifting & Rewards Solution

028 3622 1022
Thời gian làm việc: 9:00 - 18:00 thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày Lễ, Tết