Mục lục

Gamification - Phương thức tương tác tăng gắn kết khách hàng

Gamification - Phương thức tương tác tăng gắn kết khách hàng

08.06.2024

Chia sẻ

Mục lục

Trong kỷ nguyên số hiện tại, không gì có thể thúc đẩy sự tương tác và tăng cường sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu hiệu quả bằng phương thức gamification. Không đơn thuần là một công cụ tiếp thị, gamification còn là chiến lược quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo và là phương thức tương tác với khách hàng theo cách khác biệt. Trong bài viết sau, Got It sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những hiểu biết về gamification và cách sử dụng nó để cải thiện mối quan hệ với khách hàng.

Bài viết liên quan

Không chỉ là một công cụ tiếp thị đơn thuần, gamification là chiến lược độc đáo, phương thức tương tác với khách hàng khác biệt.
Không chỉ là một công cụ tiếp thị đơn thuần, gamification là chiến lược độc đáo, phương thức tương tác với khách hàng khác biệt.

Gamification là gì?

Gamification, hay còn được gọi là trò chơi hóa, là quá trình bổ sung các thành tố của trò chơi vào các hoạt động thường ngày như công việc hoặc học tập, có khả năng thay đổi hành vi của khách hàng thông qua thiết kế trò chơi được kết hợp vào các chương trình marketing dành cho người tiêu dùng.

Chính vì thế mà trong môi trường kinh doanh, việc áp dụng gamification có thể thúc đẩy sự cam kết, sự hài lòng và giữ chân khách hàng rất hiệu quả. Bằng cách biến những nhiệm vụ không mong muốn thành một trò chơi, bạn khơi dậy lòng trung thành thông qua trải nghiệm tích cực và cuối cùng là bổ ích cho khách hàng.

Khi gamification được chứng minh là có thể thu hút sự chú ý của mọi người trong một thị trường cạnh tranh, rất ít thương hiệu có thể bỏ qua những lợi ích của nó.
Khi gamification được chứng minh là có thể thu hút sự chú ý của mọi người trong một thị trường cạnh tranh, rất ít thương hiệu có thể bỏ qua những lợi ích của nó.

Gamification là phương thức tương tác với khách hàng hiệu quả

Gamification kết hợp nhiều yếu tố trò chơi hấp dẫn vào hoạt động tiếp thị của bạn, là phương thức tương tác với khách hàng hiệu quả nhất hiện nay:

Phần thưởng:Gamification mang lại sự khuyến khích, cho dù phần thưởng đơn giản là một ly cà phê miễn phí hay một món đồ ở giai đoạn cuối cùng của trò chơi. Mọi người sẽ thực hiện các bước yêu cầu để tối đa hóa phần thưởng của họ, biến nó thành động lực chính để tham gia chương trình.

Sự cạnh tranh: Mọi người thích giành chiến thắng, ngay cả khi đó là một cuộc thi thân thiện với cơ chế đơn giản. Một cách lý tưởng, gamification sẽ khai thác được khía cạnh cạnh tranh lành mạnh của mọi người, mang lại cho họ động lực vừa đủ để tiến xa hơn.

Thành tích: Mở khóa phần thưởng cuối cùng cho cả khách hàng hiện tại và khách hàng mới. Đây sẽ là cách tương tác với khách hànghiệu quả. Cho dù đó là chiến thắng, lên cấp độ tiếp theo hay giành được một phòng khách sạn miễn phí, những thành tích đó đều sẽ gắn liền với tỷ lệ nhận diện thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng.

Mặc dù thuật ngữ gamification phần lớn gắn liền với công nghệ nhưng nó đề cập đến một khái niệm đã có từ lâu đời: trò chơi. Trò chơi kích hoạt giải phóng hóa chất dopamine, oxytocin, serotonin và endorphin, tất cả đều thúc đẩy não tiếp tục hoạt động. Đây chính là những hóa chất mang lại cho chúng ta tầm nhìn xa và chúng có thể được khai thác (ở mức độ vừa phải) để thu hút khách hàng chú ý đến thương hiệu của bạn.

Lý tưởng nhất là giữ chân khách hàng bằng sự hài lòng với sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thông qua gamification. Bằng cách này, hành động của họ gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp, thay vì sự thúc đẩy của bạn bè hoặc cộng đồng. 

Ví dụ: ban đầu, khách hàng có thể tìm thấy một trò chơi sau khi nghe về trò chơi đó qua chị gái của họ nhưng dần dần phát triển lòng trung thành với thương hiệu vì họ thực sự thích trải nghiệm người dùng mà doanh nghiệp của bạn đã tạo ra. Bạn có thể duy trì sự tương tác chất lượng đó càng lâu thì khách hàng càng có xu hướng tận tâm hơn.

Một số ý tưởng chương trình gamification sáng tạo và hiệu quả

Các ý tưởng gamification có thể rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng và tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Dưới đây là một số ví dụ về các chương trình gamification hiệu quả:

Hoạt động tương tác trên mạng: Khuyến khích khách hàng tham gia vào các hoạt động có tính tương tác cao, như cách tương tác với khách hàng qua tin nhắn trên các nền tảng mạng xã hội, như chia sẻ sản phẩm hoặc tham gia các cuộc thi.

Chương trình tích điểm: Khách hàng tích lũy điểm dựa trên mức độ mua hàng hoặc tương tác, có thể đổi lấy quà tặng hoặc giảm giá. Gamification sẽ thường được áp dụng trong các  chương trình khuyến mãi khai trương hoặc gắn kết khách hàng thân thiết.

Trò chơi thử thách: Tương tác với khách hàng là gì trong trường hợp này? Hãy tạo một cuộc phiêu lưu hoặc câu chuyện nơi khách hàng hoàn thành các nhiệm vụ để tiến bộ và mở khóa phần thưởng độc quyền. 

Tuy nhiên, để áp dụng thành công các ý tưởng  này vào tệp khách hàng doanh nghiệp hướng tới, bạn cần nghiên cứu các bước sau đây.

Các bước ứng dụng Gamification vào chương trình khách hàng

Áp dụng gamification vào các chương trình khách hàng thân thiết có thể mang lại những lợi ích đáng kể. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân theo năm bước sau:

Bước 1: Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên là hiểu rõ khách hàng mà bạn đang phục vụ. Điều này sẽ giúp xác định các hoạt động phù hợp cho chương trình khách hàng thân thiết. Phát triển các hoạt động gamification dựa trên những động lực và sở thích của khách hàng sẽ thúc đẩy sự tương tác và gắn kết với thương hiệu của bạn.

Bước 2: Đơn giản hóa kịch bản chương trình

Khi thiết kế các chương trình gamification ví dụ như các chương trình khuyến mãi khai trương, hãy giữ cho mọi thứ đơn giản và dễ hiểu. Các trò chơi và thử thách không nên quá phức tạp để đảm bảo rằng đa số khách hàng có thể tham gia mà không cảm thấy bị lấn cấn. Các phần thưởng cần rõ ràng và hấp dẫn, với các mốc cụ thể giúp khách hàng thấy được tiến trình và động lực để tiếp tục tham gia.

Bước 3: Xây dựng tiến trình cho người tiêu dùng

Thiết kế một hành trình rõ ràng cho khách hàng, với các phần thưởng lớn dần theo từng cấp độ. Điều này không chỉ tăng cường sự hào hứng và mong muốn chinh phục của khách hàng mà còn khuyến khích họ gắn bó lâu dài với chương trình.

Bước 4: Tối ưu hóa chương trình cho các thiết bị di động

Vì điện thoại di động là thiết bị không thể thiếu đối với nhiều người, đây làcách tương tác với khách hàng qua tin nhắn, nên gamification cần được tối ưu hóa cho các ứng dụng di động. Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và tương tác với chương trình mọi lúc mọi nơi, từ đó tăng cường sự hiệu quả của gamification.

Ví dụ, chiến dịch "KFC Shrimp Attack" của KFC tại Nhật Bản đã thành công ngoạn mục khi thu hút khách hàng tham gia trò chơi để giới thiệu sản phẩm mới, với khoảng 22% người chơi đã đổi phiếu thưởng tại cửa hàng, góp phần tăng doanh thu của cửa hàng lên tới 106% so với năm trước.

Thông qua những bước này, các doanh nghiệp có thể khéo léo tích hợp gamification vào các chương trình dành cho khách hàng theo cách tự nhiên nhất.
Thông qua những bước này, các doanh nghiệp có thể khéo léo tích hợp gamification vào các chương trình dành cho khách hàng theo cách tự nhiên nhất.

Giải pháp gamification hiệu quả từ Got It

Got It đem đến giải pháp gamification, với những phương thức tương tác với khách hàng tối ưu nhất tại Việt Nam.

Với sự hỗ trợ từ Got It, doanh nghiệp có thể làm tăng sự hào hứng của khách hàng trong các sự kiện khuyến mãi bằng cách cá nhân hóa gamification cho từng hoạt động. Ví dụ, bạn có thể thêm trò chơi vòng quay may mắn trong các chiến dịch marketing của mình, trò chơi jackpot hoặc thẻ cào điện tử với quà tặng bất ngờ trong dịp sinh nhật khách hàng. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị quà tặng mà còn đảm bảo rằng mọi khách hàng đều có cơ hội nhận thưởng.

Dịch vụ của Got It cung cấp một giải pháp toàn diện cho digital marketing gamification, bao gồm từ tư vấn, lên ý tưởng, thiết kế, vận hành đến cung cấp quà tặng và báo cáo đối soát. Không chỉ giải quyết câu hỏi tương tác với khách hàng là gì cho doanh nghiệp, Got It còn lo liệu toàn bộ quá trình triển khai gamification,để bạn tập trung vào việc xâu dựng và phát triển các chiến lược dài hơi một cách tốt hơn.

Thẻ quà từ Got It cũng là phương thức tuyệt vời để triển khai các chiến lược digital marketing gamification. Khách hàng không chỉ cảm nhận được sự chu đáo, thấu hiểu từ phía thương hiệu, mà còn có thể sử dụng những thẻ quà tặng này để nâng cao kỹ năng cá nhân, từ việc luyện tập tiếng Anh qua ELSA Speak, tham gia các lớp học tập luyện thể chất tại Cali Gym & Fitness, cho đến việc chăm sóc sức khỏe tại Seoul Spa.

Xem các giải pháp gamification và quà tặng Got It tại đây: https://www.gotit.vn/gift-solution

Doanh nghiệp liên hệ để được miễn phí hỗ trợ tư vấn giải pháp. Điền thông tin tại đây hoặc gọi tới Sales hotline: 028 3622 1022

Liên hệ ngay

Giải pháp quà tặng điện tử Got It
Innovative Gifting & Rewards Solution

028 3622 1022
Thời gian làm việc: 9:00 - 18:00 thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày Lễ, Tết